Bàn phím máy tính - Cách vệ sinh bàn phím
Trong y học việc phòng bệnh luôn đỡ tốn kém và hiệu quả hơn nhiều việc điều trị bệnh. Đối với bàn phím máy tính cũng thế các bạn hay mua 1 tấm bảo vệ bàn phím bằng silicon để bọc bên ngoài bàn phím. Và thường xuyên tắm rửa cho tấm silicon đó.
Trường hợp bạn không phòng bệnh được thì hãy xem thông tin bên dưới để vệ sinh và điều trị bệnh cho bàn phím nhé
Bàn phím là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, bụi bặm, mầm bệnh nhất trên máy vi tính? |
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Anh và Mỹ, thì bàn phím máy vi tính còn bẩn hơn nhiều lần nhà vệ sinh. Vì ít nhất, nhà vệ sinh cũng được chúng ta cọ rửa vài tuần 1 lần, còn bàn phím thì bị bỏ bê năm này qua năm khác. Chưa kể trên bàn phím còn có rất nhiều góc, cạnh khiến việc lau chùi rất khó khăn |
Việc trước tiên mà tất cả các bạn phải làm trước khi bắt đầu vệ sinh lại bàn phím của mình, đó là phải ngắt nguồn điện hoặc pin của nó đi. Vì một số thao tác trong bài viết này có dính dáng tới nước, hóa chất và các bạn cũng không mong muốn bị giật điện, phải không?
Bụi bặm
Bụi vẫn là kẻ thù muôn thuở của bàn phím, vì không chỉ tồn tại trên bề mặt, nó còn có thể bám dày đặc ở dưới các khe, khoảng cách giữa các phím. Để giải quyết được vấn đề này, các bạn cần quét dọn bàn phím hằng ngày bằng một chiếc bàn chải hay bút lông dài, mềm như trong hình minh họa.
Nếu có điều kiện, các bạn nên mua một máy hút bụi cầm tay loại nhỏ, hoặc các bình xịt khí nén để loại bỏ các lớp bụi được tích tụ lâu qua ngày này tháng khác. Các bạn cũng có thể lấy loại bàn chải đánh răng thông thường để trà và kì cọ bề mặt phím.
Điều quan trọng nhất cần nhớ là các bạn phải vệ sinh thường xuyên để ngăn không cho bụi bám thành lớp, cáu bẩn, vừa gây mất vệ sinh vừa khó lau chùi.
Vi khuẩn
Bàn phím là thiết bị tiếp xúc với bàn tay nhiều nhất trên máy vi tính. Việc sử dụng ngày qua ngày, chưa kể người dùng còn có thói quen vừa ăn vừa lướt web đọc báo, mồ hôi kết hợp với dầu mỡ, đường sữa từ thức ăn gây ra rất nhiều vi khuẩn bám đầy trên bề mặt bàn phím của bạn.
Các bạn cần phải mua những loại thuốc diệt trùng về để tẩy sạch đám vi khuẩn này. Nên mua những loại thuốc tẩy có hàm lượng hóa chất nhỏ, vì nếu chứa quá nhiều hóa chất, chúng có thể gây tác hại tới làn da của bạn, thậm chí là làm mờ chữ, biến dạng bàn phím. Một loại thuốc tẩy chứa khoảng 60% cồn có lẽ là hợp lí nhất trong mọi trường hợp, vì cho dù có hơn nữa thì cũng chưa chắc đã diệt thêm được vi khuẩn (bạn có thể dùng cồn 90 độ và pha loãng ra, việc này bạn hoàn toàn có thể tự làm vì chúng ta không cần chính xác 60% cồn trong dung dịch này).
Cách dùng hóa chất đúng cách là các bạn tẩm chúng vào 1 tờ khăn giấy, bông, hoặc tăm ngoáy tay và trà nhẹ vào bề mặt bàn phím và các khe xung quanh. Nhưng phải nhớ là tuyệt đối không được đổ hoặc xịt thẳng hóa chất vào bàn phím. Sau khi lau, nếu thấy bàn phím vẫn ẩm thì các bạn có thể lấy một tờ khăn giấy khô để thấm hết hóa chất còn sót lại.
Thức ăn và đồ uống
Thói quen vừa dùng máy vừa ăn uống là cố hữu của rất nhiều người sử dụng máy vi tính. Còn gì tồi tệ hơn khi bạn vô tình làm rơi vài giọt Cocacola hoặc đổ một chút tương ớt vào bàn phím? Khỏi cần nói bạn cũng tưởng tượng ra viễn cảnh đấy phải không?
Nếu “tai nạn” vừa xảy ra, bạn có thể lấy khăn giấy thấm một chút nước để lau chùi sạch sẽ đám thức ăn ấy. Nhưng nếu do thói quen “để mai tính”, đã khoảng 1 tháng rồi bạn mới nhớ ra, và bao nhiêu thức ăn, dầu mỡ đã đóng thành cục, thì vấn đề có vẻ khó khăn hơn.
Các bạn phải tháo toàn bộ bàn phím ra và lau chùi từng phím một, càng cẩn thận càng tốt. Nên nhớ, dụng cụ tốt nhất để tháo bàn phím là một con dao nhíp nhỏ và mỏng. Đừng dùng nhiều sức quá. Hãy khéo léo tạo áp lực và mọi việc sẽ trở nên dễ dàng. Đầu tiên cho mũi dao vào một góc bất kì của phím, và dứt khoát bật nó lên. Riêng với bàn phím của máy vi tính xách tay, các bạn cần cẩn thận hơn vì chúng rất mỏng manh và khá dễ gãy. Khi đã tháo được bàn phím ra, dùng khăn ẩm để lau mặt dưới hoặc nếu có quá nhiều bụi bẩn, cồn hay hóa chất cũng là một sự lựa chọn tốt.
Nhớ là sau khi lau rửa các phím, các bạn cần lắp chúng vào đúng vị trí như cũ. Để có thể nhớ được vị trí của từng phím, các bạn có thể chụp ảnh lại bàn phím trước khi tháo ra. Khi lắp, nếu cảm thấy nó vẫn hơi “vênh” thì nghĩa là bạn đã lắp nhầm chỗ (đoạn này tốt nhất bạn nên dùng một chiếc bàn phím khác để so sánh hặc chụp ảnh lại vị trí các phím).
Cần chú ý những phím dài có thanh thép đỡ như thế này, khi lắp nhớ đặt thanh thép quay đúng chiều nếu không bạn sẽ không thể bấm phím đó xuống.
Ngoài ra, với một số loại thức ăn khô như bim bim, bánh quy, khoai tây chiên,… các bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay hoặc bình xịt khí nén đã đề cập ở trên.
Với bàn phím đã bị dầu mỡ làm úa màu, các bạn có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng cộng với một chút nước để kì cọ sạch sẽ. Có một cách nữa mà ít người biết, đó là tẩy – những chiếc tẩy nhỏ trên đầu bút chì làm công việc này thật sự hiệu quả.
Tin khác
Bảo vệ bàn phím laptop bằng miếng che silicon bàn phím laptop
Hướng dẫn vệ sinh bàn phím laptop
Thay tháo sửa lắp bàn phím eMachines D730Z keyboard replacement fix assembly guide
Thay tháo sửa lắp bàn phím laptop Gateway NV54 keyboard replacement fix assembly guide
Thay tháo sửa lắp bàn phím laptop Gateway NV5900-53W keyboard replacement fix assembly guide
Thay tháo sửa lắp bàn phím Gateway NV49C15V keyboard replacement fix assembly guide
Thay tháo sửa lắp bàn phím netbook Gateway LT27 keyboard replacement fix assembly guide
Thay tháo sửa lắp bàn phím laptop Gateway NV59C keyboard replacement fix assembly guide